Nuôi cua biển trong hộp nhựa dưới tán rừng

Thiết kế hộp nuôi

Hộp nuôi cua được làm bằng nhựa PP hình chữ nhật. Kích thước dài 27 cm, rộng 20 cm, cao 40 cm. Thành hộp dày 1,2 – 2 mm. Phần nắp hộp nằm trên mặt nước cao 5 – 5,5 cm. Mặt trên có cắt lỗ 3×3 cm để thuận tiện trong quá trình cho ăn. Đáy hộp có khoảng 12 lỗ, mỗi lỗ 8 – 10 mm cho nước luân chuyển.

Việc thiết kế lỗ thoáng mặt đáy là hình chữ nhật có tác dụng làm giảm cường độ chiếu nắng của mặt trời, lưu thông nước và hạn chế sự rơi lọt thức ăn ra khỏi hộp.

Chọn và thả giống

Để chọn được cua khỏe mạnh tránh rủi ro trong quá trình nuôi cần chú ý chọn cua màu sắc tươi sáng, chạy khỏe, nhanh nhẹn, không gẫy chân, càng, nhất là cần đồng đều để tiện cho quá trình chăm sóc. Cua giống kích cỡ hạt me. Mật độ thả 3 – 5 con/m2 đối với nuôi cua biển giai đoạn 1. Thả giống lúc sáng sớm, trước khi thả nên thuần cua biển thích hợp với nhiệt độ và độ mặn của ao nuôi, thả tập trung ở một khu vực, không nên thả giáp ao để dễ cho ăn và theo dõi.

Thả giống: Mở từng hộp, cho mỗi con cua vào một hộp rồi tiến hành buộc chặt hai nửa hộp lại với nhau bằng dây thép không gỉ hoặc dây gân. Kiểm tra mối buộc để cua không thoát ra ngoài.

Do cua biển có tính hiếu động, bản năng tự vệ cao nên các thao tác bắt cua thả vào hộp phải nhanh, chuẩn xác, không để cua cắp phải bất cứ vật gì để có thể làm rụng mất chân càng cua. Thời gian thả càng nhanh càng tốt, tránh cua bị mất nước.

Thả giàn hộp xuống: Trước khi thả giàn hộp cua xuống tán rừng nuôi nên phun nước vào các hộp, thời gian phun nước khoảng 3 – 5 phút để cua thích nghi với môi trường nuôi.

Ðể nuôi cua thành công, người nuôi có thể tận dụng mé sông gần nhà có cây đước rồi bao lưới xung quanh. Sau đó, đóng thêm vỉ cây, thả nuôi mỗi hộp nhựa 1 con cua và cho cua ăn cá nhỏ 2 lần/tuần.

Chăm sóc và quản lý

Phương pháp cho ăn: Cho ăn thức ăn tươi sống như cá tạp, nhuyển thể hai mãnh vỏ… Khẩu phần ăn cho cua giai đoạn 70 – 80 g/con đến cua thịt là 2 – 3% trọng lượng thân, cho ăn 1 lần /ngày lúc chiều mát. Lượng thức ăn tăng mỗi ngày, thường xuyên kiểm tra khả năng bắt mồi của cua để có chế độ tăng giảm hợp lý, có thể dùng sàng ăn kiểm tra khả năng bắt mồi và sức khỏe cua.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hộp nuôi cua, dùng bàn chải nhựa cọ nhẹ mặt ngoài của hộp, tránh làm cua sợ và làm đục nước vùng nuôi. Thường xuyên kiểm tra yếu tố môi trường nằm trong điều kiện cho phép và ổn định.

Kiểm tra độ kiềm để bổ sung khi độ kiềm thấp hơn 80 mg/l bằng vôi CaCO3 liều dùng 10 – 15 kg/1.000 m3 nước, hay bổ sung canxi vào thức ăn cho cua (Canxium, Canxiphos liều dùng như hướng dẫn) để giúp cua tạo cứng vỏ sau khi lột.

Trong thời gian nuôi thường xuyên quan sát hoạt động của cua biển, quan sát các phụ bộ bên ngoài, cua phải nhanh nhẹn, khỏe, không bị nấm ký sinh bám ngoài vỏ. Nếu cua biển có hiện tượng nhiễm bệnh thì phải tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý kịp thời.

Để cua lên gạch tốt: khẩu phần thức ăn của cua gạch hàng ngày lớn hơn 20% trọng lượng cua, mỗi ngày cho cua ăn 2 – 3 lần vào sáng sớm, chiều mát và lúc đêm. Cần phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe, khả năng bắt mồi cua nuôi tại mỗi hộp nuôi.

Phòng và trị bệnh

Khi cua biển không lột xác do pH thấp có thể dùng vôi CaCO3 để làm tăng pH, liều lượng 10 kg/1.000 m3. Nếu cua có hiện tượng đóng rong do thức ăn dư hoặc do nguyên sinh động vật bám (hiện tượng đóng su) cần làm sạch môi trường xung quanh nơi thả cua.

Trong các mô hình NTTS thì phương thức nuôi cua biển thương phẩm được xem là loài ít bệnh tật nhất so với tôm, cá. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp cua bị bệnh do một số yếu tố môi trường bất lợi như: Độ mặn và nhiệt độ quá cao làm cho cua chậm lớn và chết; độ mặn quá thấp gây ra hiện tượng cua không thể lột xác; môi trường bị ô nhiễm dẫn đến bị một số bệnh siêu vi trùng (virus) như: bệnh đốm đen, đốm nâu, đen mang, đóng rong, ký sinh trùng… Hiện nay, nghiên cứu về bệnh và biện pháp phòng trị vẫn chưa được phổ biến. Vì vậy, để đảm bảo cho đàn cua phát triển tốt thì phương pháp phòng bệnh hữu hiệu vẫn là thường xuyên thay nước, diệt khuẩn, cấy vi sinh và vôi định kỳ để ổn định các yếu tố môi trường, cho ăn đủ về số lượng và và chất lượng bằng cách bổ sung thêm Vitamin C, khoáng chất, tỏi tươi xuyên suốt quá trình nuôi để tăng cường sức đề kháng và khả năng tăng trưởng của cua.

Thu hoạch

Khi trọng lượng cua đạt cỡ khoảng 350 g/con trở lên thì tiến hành thu hoạch. Nên chọn những hộp có cua đủ tiêu chuẩn kích cỡ theo yêu cầu thị trường. Dùng dây chuối ngâm nước, dây cói dập ngâm nước hoặc dây nilon mềm để buộc 2 càng và chân cua, không cho cua cử động và cắp lẫn nhau, xếp các con cua đã buộc vào lồng tre, bên trên phủ bao gai, rong biển hay vải ướt để giữ cho cua được mát và ẩm.

Nguồn: https://thuysanvietnam.com.vn/nuoi-cua-bien-trong-hop-nhua-duoi-tan-rung/

ios_share
BTV: Tường Vy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn quan tâm

  • Kết nối thương mại Hàn – Việt: Thúc đẩy hợp tác bền vững và phát triển đa chiều

    Sự kiện Kết Nối Thương Mại Hàn – Việt với sự góp mặt của ông Nguyễn Xuân Thủy – Chủ tịch VBCI Việt Nam ; Ông Lee Jong Il – Chủ tịch Uỷ ban Phát triển Giao lưu Hàn Việt; cùng nhiều đại diện doanh nghiệp đến từ các chi nhánh của VBCI đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương.

  • Đêm hội ngộ Người Lái Đò Thầm Lặng, kết nối thế hệ gắn kết thành công

    Vào ngày 22/11/2024 tới đây, Đêm hội ngộ doanh nhân do Câu lạc bộ Doanh Nhân Và Nghệ Thuật tổ chức sẽ diễn ra với chủ đề đầy cảm hứng “Người Lái Đò Thầm Lặng”

  • CLB Doanh Nhân Và Nghệ Thuật tổ chức Đêm Hội Ngộ Doanh Nhân lần 3

    Ngày 18/10/2024, Câu lạc bộ Doanh Nhân Và Nghệ thuật đã tổ chức chương trình kết nối giao thương tháng 10 với chủ đề “Sát cánh cùng phát triển” tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện không chỉ là cơ hội để các doanh nghiệp thành viên gặp gỡ, giao lưu mà còn mở ra những cuộc thảo luận đầy triển vọng về hợp tác, kết nối và phát triển bền vững trong bối cảnh nền kinh tế đang biến động.

  • Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn ảm đạm

    Thanh khoản tiếp tục chạm đáy, niềm tin nhà đầu tư thấp khiến bất động sản nghỉ dưỡng chưa có dấu hiệu phục hồi.

  • Siêu bão YAGI tăng tốc, giật cấp 17 vào Hải Phòng – Quảng Ninh ngày mai

    Thứ sáu, 06/09/2024 08:09 948 visibility TPO – Dự báo đêm nay (6/9), siêu bão YAGI sẽ vượt qua phía bắc đảo Hải Nam, Trung Quốc để đi vào vịnh Bắc Bộ nước ta. Dù ma sát với đảo Hải Nam, bão vẫn giữ cường độ cấp 14, giật cấp 17 trên vịnh Bắc Bộ, […]

  • La Nina và nguy cơ mưa bão kéo dài

    (ĐCSVN) – Hiện nay, vấn đề làm cho không chỉ Việt Nam mà cả thế giới phải quan tâm đó là sự nóng lên toàn cầu. Hiện tượng này làm cho thời tiết thay đổi thất thường với những diễn biến phức tạp và khó lường như băng tan nhanh và mực nước biển dâng cao. Với sự biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng nghiêm trọng thì các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và họ chú ý đặc biệt đến La Nina.